Cảnh báo doanh nghiệp

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển hiện đang tiếp nhận thông tin Mr. Jesse Bright G, dùng hộ chiếu giả của Đức,  mượn danh doanh nghiệp GLE Hand, có tên và địa chỉ như dưới đây có dấu hiệu lừa đảo doanh nghiệp Việt Nam sau khi đã nhận tiền đặt cọc lô hàng nhưng không tiến hành giao hàng như hợp đồng. Vì vậy, để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra, các doanh nghiệp nào đang có giao dịch hoặc chuẩn bị có giao dịch với cá nhân này cần nghiên cứu kỹ đối tác và có các biện pháp bảo vệ quyền lợi của mình.

    1. GLE HAND (GÄSTGIVAREGÅRDENS LANTBRUK O ENTREPRENAD)          
    2. Mr Jesse Bright.G / Export Manager       
    3. VAT no. SE916695048601             
    4. Tel / Fax: +46 8559 241 19           
    5. Handphone, whatsapp: +1 (404) 645 6426
    6. Head office  address: Örebrovägen 283, Österbyvägen 610 12 Hällestad, Sweden
    7. Email: info@glehand.com
    8. Office contact: +46 775 888 709            
    9. Website: www.glehand.com

Tọa đàm về môi trường kinh doanh tại Việt Nam và tham dự Hội chợ thực phẩm Bắc Âu 2019

Ngày 14 và 15 tháng 11 năm 2019, tại Thành phố Malmö, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển đã phối hợp với Cộng đồng doanh nghiệp kiều bào tổ chức Tọa đàm về “Môi trường kinh doanh Việt Nam” và tham dự Hội chợ thực phẩm hữu cơ khu vực Bắc Âu.

Tham dự buổi tọa đàm có gần 40 đại diện cho các doanh nghiệp kiều bào đang làm ăn và kinh doanh tại hầu hết các thành phố lớn tập trung tại phía nam của Thụy Điển như Göteborg, Malmö và Helsingborg, khu vực hiện chiếm 70% số lượng kiều bào đang sinh sống tại Thụy Điển. Phát biểu tại buổi tọa đàm, Tham tán Thương mại Nguyễn Thị Hoàng Thúy đã cung cấp cho các doanh nghiệp kiều bào những thông tin mới nhất về môi trường kinh doanh của Việt Nam, đồng thời bày tỏ sự mong muốn được chung tay với các doanh nghiệp để đưa hàng Việt tiêu thụ trực tiếp trong hệ thống phân phối của Thụy Điển, vận động phong trào “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. “Tọa đàm này là hoạt động đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình vì tôi coi đây là một trong những hoạt động quan trọng nhất, hoạt động gắn kết kiều bào để đưa hàng Việt Nam tiêu thụ tại thị trường khu vực Bắc Âu”, bà Thúy nhấn mạnh về ý nghĩa của buổi tọa đàm.

Đi thăm ba doanh nghiệp đầu mối cung cấp thực phẩm Á Châu cho Thụy Điển và Đan Mạch, bà Thúy bày tỏ sự vui mừng và cảm động khi nhìn thấy sự thành công của doanh nghiệp kiều bào, nhưng cũng thừa nhận hơi “chạnh lòng” khi thấy hàng Thái Lan lấn át hàng Việt Nam ngay tại các kho hàng do chính người Việt làm chủ. Các doanh nghiệp đã chia sẻ thẳng thắn về những khó khăn, vướng mắc khi đưa hàng Việt Nam vào thị trường, xoay quanh hai vấn đề về giá và chất lượng sản phẩm.

Với hiệp định EVFTA vừa được ký kết, khi có hiệu lực, 99,2% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ sẽ tăng sự cạnh tranh về giá cho hàng Việt Nam tại thị trường EU nói chung và thị trường Thụy Điển nói riêng.

Về vấn đề chất lượng, Thương vụ đã cam kết sẽ là cầu nối, là cánh tay nối dài của doanh nghiệp kiều bào về đến các địa phương để đảm bảo doanh nghiệp có thể nhập khẩu được hàng Việt Nam với chất lượng đảm bảo, phù hợp với các yêu cầu khắt khe của thị trường này.

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp kiều bào đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhập khẩu hàng Việt Nam vào Thụy Điển, nhất là đối với mặt hàng nông sản và thực phẩm. Tọa đàm cho thấy các doanh nghiệp kiều bào đều hướng về quê hương, đất nước, mong muốn đưa hàng Việt Nam vào hệ thống phân phối nước sở tại.

Buổi tọa đàm đã diễn ra trong không khí chân thành và cởi mở, góp thêm phần xây dựng lòng tin cho doanh nghiệp kiều bào về chủ trương, chính sách, cơ hội kinh doanh hàng hóa Việt Nam tại thị trường Bắc Âu.

Bên lề buổi tọa đàm, Thương vụ đã tham gia Hội chợ thực phẩm hữu cơ khu vực Bắc Âu với hơn 500 nhà sản xuất và phân phối các sản phẩm thực phẩm hữu cơ như chè, cà phê, cacao, thủy sản... Đây là hội chợ thực phẩm lớn nhất và quan trọng nhất khu vực Bắc Âu nhằm tìm kiếm những nhà cung cấp, những thương hiệu quốc tế, cũng như những công ty mới gia nhập thị trường.


Số liệu xuất nhập khẩu 9 tháng đầu năm

Đơn vị
USD, Latvia: Euro
Nguồn
Tổng cục Thống kê, Latvia: www.csb.gov.lv, Iceland: www.statice.is
Mặt hàng 2018 2019 +/- %
Tổng kim ngạch XK 853.873.193 901.331.051 5,6
Hàng thủy sản 13.065.707 10.578.520 -19,0
Sản phẩm từ chất dẻo 15.429.557 16.266.937 5,4
Cao su 2.199.472 2.299.587 4,6
Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù 13.302.894 19.212.157 44,4
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm 5.393.925 5.255.200 -2,6
Gỗ và sản phẩm gỗ 18.173.763 20.041.713 10,3
Hàng dệt, may 64.879.947 59.992.278 -7,5
Giày dép các loại 48.415.766 48.247.006 -0,3
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 5.761.425 5.519.498 -4,2
Sản phẩm gốm, sứ 1.762.738 860.489 -51,2
Sản phẩm từ sắt thép 18.076.006 60.060.243 232,3
Kim loại thường khác và sản phẩm 173.635 1.261.487 626,5
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 50.045.956 54.743.233 9,4
Điện thoại các loại và linh kiện 492.194.058 471.125.470 -4,3
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 23.022.708 31.281.841 35,9
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận 8.070.486 7.036.703 -12,8
Mặt hàng 2018 2019 +/- %
Kim ngạch nhập khẩu 261.814.029 286.052.983 9,3
Sản phẩm khác từ dầu mỏ 4.190.078 1.093.789 -73,9
Sản phẩm hóa chất 12.186.612 12.629.085 3,6
Dược phẩm 32.156.092 44.440.871 38,2
Chất dẻo nguyên liệu 2.343.399 2.292.104 -2,2
Sản phẩm từ chất dẻo 1.942.508 2.735.234 40,8
Gỗ và sản phẩm gỗ 6.994.266 6.713.367 -4,0
Giấy các loại 3.888.026 13.962.950 259,1
Sắt thép các loại 11.990.523 23.974.936 99,9
Sản phẩm từ sắt thép 3.969.562 4.481.527 12,9
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 2.669.549 2.128.896 -20,3
Điện thoại các loại và linh kiện 1.291.566 494.906 -61,7
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 145.014.605 95.760.526 -34,0
Mặt hàng 2018 2019 +- %
Kim ngạch xuất khẩu 131.802.665 88.877.885 -32,6
Cà phê 2.627.915 3.429.413 30,5
Sản phẩm từ chất dẻo 5.445.812 3.996.553 -26,6
Cao su 1.836.678 2.042.190 11,2
Gỗ và sản phẩm gỗ 1.416.173 952.132 -32,8
Hàng dệt, may 12.145.721 11.817.311 -2,7
Giày dép các loại 14.475.464 15.709.399 8,5
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 7.735.182 8.635.369 11,6
Sản phẩm từ sắt thép 8.477.061 11.052.029 30,4
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 4.366.916 3.551.694 -18,7
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 3.997.642 4.187.464 4,7
Phương tiện vận tải và phụ tùng 50.989.757 5.544.593 -89,1
Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ 1.967.219 2.545.906 29,4
Mặt hàng 2018 2019 +- %
Kim ngạch nhập khẩu 189.645.368 181.764.560 -4,2
Sản phẩm hóa chất 8.921.770 12.887.888 44,5
Gỗ và sản phẩm gỗ 10.833.591 12.934.489 19,4
Giấy các loại 20.027.638 18.610.694 -7,1
Sắt thép các loại 3.728.749 2.086.877 -44,0
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 3.781.292 2.317.680 -38,7
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 103.495.465 97.592.272 -5,7
Mặt hàng 2018 2019 +- %
Kim ngạch xuất khẩu 266.541.556 247.367.840 -7,2
Hàng thủy sản 33.663.222 34.597.825 2,8
Cà phê 3.644.783 1.274.835 -65,0
Sản phẩm từ chất dẻo 12.241.984 9.658.247 -21,1
Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù 6.347.687 5.117.047 -19,4
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm 2.683.645 3.785.979 41,1
Gỗ và sản phẩm gỗ 17.656.389 19.948.700 13,0
Hàng dệt, may 71.305.974 58.714.507 -17,7
Giày dép các loại 24.273.366 21.568.133 -11,1
Sản phẩm gốm, sứ 2.378.086 2.236.094 -6,0
Sản phẩm từ sắt thép 7.978.204 8.531.534 6,9
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 16.863.229 15.250.004 -9,6
Dây điện và dây cáp điện 5.878.862 5.319.907 -9,5
Phương tiện vận tải và phụ tùng 2.815.418 4.270.038 51,7
Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ 20.841.774 24.946.119 19,7
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận 6.455.690 5.747.908 -11,0
Mặt hàng 2018 2019 +- %
Kim ngạch nhập khẩu 247.590.387 193.901.109 -21,7
Hàng thủy sản 13.251.201 14.012.913 5,7
Sữa và sản phẩm sữa 1.078.910 1.858.953 72,3
Sản phẩm hóa chất 17.941.240 19.497.648 8,7
Dược phẩm 29.918.904 27.400.475 -8,4
Sản phẩm từ chất dẻo 5.945.534 5.313.712 -10,6
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 77.351.148 44.849.193 -42,0
Sắt thép các loại 615.687 92.323 -85,0
Sản phẩm từ sắt thép 6.555.888 3.892.214 -40,6
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 2.754.914 9.013.359 227,2
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 53.284.150 30.352.870 -43,0
Dây điện và dây cáp điện 4.015.499 1.858.046 -53,7
Mặt hàng 2018 2019 +- %
Kim ngạch xuất khẩu 84.387.428 102.348.228 21,3
Hàng thủy sản 4.776.646 5.586.475 17,0
Hàng rau quả 2.124.274 2.101.589 -1,1
Hạt điều 8.722.366 5.198.205 -40,4
Sản phẩm từ chất dẻo 2.465.889 2.610.026 5,8
Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù 2.975.671 4.864.385 63,5
Gỗ và sản phẩm gỗ 2.974.786 2.953.270 -0,7
Hàng dệt, may 18.944.370 17.537.690 -7,4
Giày dép các loại 12.940.782 13.447.671 3,9
Sản phẩm từ sắt thép 431.411 1.280.288 196,8
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện 2.923.950 3.209.897 9,8
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 3.519.474 3.578.550 1,7
Phương tiện vận tải và phụ tùng 187.678 15.646.712 8.237,0
Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ 3.238.710 4.413.981 36,3
Mặt hàng 2018 2019 +/- %
Kim ngạch nhập khẩu 212.609.737 227.995.773 7,2
Hàng thủy sản 130.357.161 158.909.828 21,9
Sản phẩm hóa chất 1.854.172 2.387.518 28,8
Phân bón các loại 12.790.453 11.427.938 -10,7
Sản phẩm từ sắt thép 6.565.721 4.738.715 -27,8
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 34.681.558 24.877.294 -28,3
Mặt hàng 2018 2019 +/- %
Kim ngạch xuất khẩu 101.603.007 124.527.056 22,56%
Thủy sản 253.738 602.804 137,4%
Cà phê, chè 1.149.372 684.759 -40,4%
Rau, củ, quả 824.144 732.665 -11%
Sản phẩm từ chất dẻo 2.157.988 1.455.553 -32,6%
Cao su 1.183.331 3.630.567 207%
Hàng dệt, may 369.738 592.315 60%
Giày dép các loại 1.975 75.495 3.650%
Sản phẩm từ sắt thép 310.375 400.426 29%
Máy móc, thiết bị cơ khí, nồi hơi... 5.882.386 7.780.803 32,3%
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 86.803.443 104.793.510 20,7%
Đồ nội thất 625.786 1.959.863 213%
Mặt hàng 2018 2019 +/- %
Kim ngạch nhập khẩu 5.542.512 6.368.855 14,9%
Các sản phẩm từ hóa dầu 90.268 122.785 36,7%
Dược phẩm 561.101 673.003 19,9%
Sản phẩm từ chất dẻo 141.065 88.883 -36,9%
Gỗ và sản phẩm gỗ 1.074.100 1.137.696 5,9%
Máy móc, thiết bị cơ khí, nồi hơi... 300.302 917.399 205,6%
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 409.047 1.279.623 213%
Thiết bị quang học 97.949 577.673 488,8%
Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ 323.031 313.621 -3,1%
Mặt hàng 2018 2019 +/- %
Kim ngạch xuất khẩu 18.572.146 35.208.647 89,57
Thủy sản 952.740 973.369 2,2%
Rau quả 741.579 871.460 17,5%
Hàng dệt may 1.535.110 1.623.932 5,7%
Thiết bị viễn thông 2.688.118 17.055.471 534,5%
Vali, túi xách 824.535 914.195 10,9%
Nguyên liệu may mặc 4.258..421 4.869.281 14,3%
Da giày 3.400.369 3.844.478 13.1%
Mặt hàng 2018 2019 +/- %
Kim ngạch nhập khẩu 5.999.695 1.834.255 -69,4
Thủy sản 4.964.806 706.385 -85,78
Thức ăn gia súc 1.015.585 904.997 -10,8%
Các sản phấm chế tạo khác 0 114.798

Danh sách mặt hàng xuất nhập khẩu Việt Nam − Đan Mạch và Việt Nam − Phần Lan năm 2018

Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nghiên cứu tiềm năng xuất khẩu hàng hoá sang khu vực Bắc Âu, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (kiêm nhiệm Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Iceland, và Latvia) tổng hợp chi tiết các mặt hàng xuất nhập khẩu theo mã HS 6 số và tính thị phần tương ứng. Bản tin tháng này giới thiệu:

  • 697 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Đan Mạch trong năm 2018, so sánh với tổng nhập khẩu các mặt hàng tương tự để tính thị phần từng mặt hàng này tại Đan Mạch
  • 904 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Đan Mạch trong năm 2018 và tính thị phần của hàng Đan Mạch tại Việt Nam.
  • 834 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Phần Lan trong năm 2018, so sánh với tổng nhập khẩu các mặt hàng tương tự để tính thị phần từng mặt hàng này tại Phần Lan
  • 397 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Phần Lan trong năm 2018 và tính thị phần của hàng Phần Lan tại Việt Nam

Hy vọng tài liệu sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho doanh nghiệp. Download


Hiểu về quyền sở hữu trí tuệ của Thụy Điển

Hệ thống pháp lý của Thụy Điển đủ hiệu lực để bảo vệ mọi quyền sở hữu. Là nước ký Hiệp định EEA năm 1993, Thụy Điển đã đạt được sự gia nhập các hiệp ước đa phương về sở hữu công nghiệp, trí tuệ và thương mại.

Thụy Điển là thành viên của Hiệp ước quốc tế "Paris Union" về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (bằng sáng chế, thương hiệu, tên thương mại và kiểu dáng công nghiệp) cùng với sự tham gia của trên 80 nước khác. Các ủy viên ban quản trị kinh doanh và các nhà đầu tư từ các quốc gia này sẽ được quyền hưởng sự đối đãi quốc gia ở Thụy Điển (được đối xử như công dân Thụy Điển), theo những quy định về bảo vệ bằng sáng chế và thương hiệu.

Các sản phẩm và thiết kế sản phẩm có thể được bảo hộ bởi nhiều loại bản quyền khác nhau. Các bản quyền này có thể được kết hợp và được pháp luật bảo vệ nhằm động viên và khuyến khích các thành tựu về phát minh sáng chế.

Khuynh hướng ý thức về các quyền này và giá trị của chúng đang tăng lên trên toàn cầu. Tại Thụy Điển cũng vậy, các nỗ lực được thực hiện ngày càng nhiều để bảo vệ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp và chống lại sự giả mạo trong sản xuất.

Những người không thường trú tại Thụy Điển cũng có thể xin độc quyền sản phẩm bằng nhiều hình thức thủ tục đăng ký khác nhau. Tuy nhiên, công ty hoặc doanh nhân ở nước ngoài cần phải có người đại diện là công dân Thụy Điển để thay mặt họ làm việc với cơ quan cấp bằng sáng chế.

Đơn xin và các yêu cầu tìm hiểu thông tin liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ xin gửi tới Phòng đăng ký và bằng sáng chế:

Patent & Registreringsverket
Box 5055, S-102 42 Stockholm
+46-8-782 2800
kundsupport@prv.se
https://www.prv.se/en/

Nhãn hiệu thương mại

Nhãn hiệu thương mại có thể bao gồm bất cứ những gì biểu hiện về nguồn gốc thương mại của một sản phẩm hay dịch vụ. Ví dụ như địa chỉ thương mại, mẫu mã bao bì hoặc thiết kế nội thất của cửa hàng. Tuy vậy các nhãn hiệu thông dụng nhất là nhãn hiệu bằng chữ hoặc hình tượng. Hầu hết người dùng phương Tây quen với việc sử dụng những nhãn hiệu thương mại như chúng thường xuất hiện trên thị trường. Chúng ta có thói quen liên tưởng các nhãn hiệu thương mại với một số đặc tính hoặc kỳ vọng về sản phẩm mà không ý thức được điều đó. Do đó nhãn hiệu thương mại có chức năng truyền đạt thiện ý của sản phẩm.

Sự bảo vệ của luật pháp đối với các nhãn hiệu thương mại thông qua đăng ký hoặc sử dụng rộng rãi. Sự dụng rộng rãi có nghĩa là sử dụng đến mức độ mà nhãn hiệu trở nên nổi tiếng đối với người tiêu dùng. Một người muốn có độc quyền về nhãn hiệu thương mại thì phải mất công chứng minh điều đó vì thế tốt nhất là nên đăng ký trước bất kỳ nhãn hiệu nào mà mình muốn dùng.

Khi tra cứu trong danh bạ nhãn hiệu thương mại, bạn có thể biết được thông tin liên quan đến những nhãn hiệu hiện đã được đăng ký. Thông tin này công khai và bạn có thể yêu cầu các dịch vụ tìm kiếm thông tin của Cơ quan cấp bằng phát minh giúp đỡ. Để đăng ký, nhãn hiệu thương mại phải khác biệt và không được giống đến nỗi có thể gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đang có. Vấn đề được xem xét là loại nhãn hiệu đó sẽ được sử dụng cho hàng hóa hoặc dịch vụ nào để tránh trùng lắp. Tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ được chia thành 42 loại. Việc kiểm tra khả năng trùng lắp dựa trên ấn tượng chung của nhãn hiệu hàng hóa và dịch vụ liên quan.

Việc đăng ký nhãn hiệu thương mại có thể được duy trì vĩnh viễn bằng một thủ tục tái đăng ký 10 năm một lần. Một nhãn hiệu thương mại không được dùng trong thời hạn 5 năm có thể được Tòa án quyết định hủy bỏ.

Sự độc quyền về nhãn hiệu thương mại có nghĩa là không người nào khác được phép sử dụng nhãn hiệu này để tránh gây nhầm lẫn. Yếu tố tương tự cũng được xét đến giống như trong thủ tục đăng ký. Việc sử dụng nhãn hiệu thương mại tương tự sẽ là một vi phạm đưa đến quyền đòi hỏi được bồi thường hoặc bị khởi tố trước tòa án.

Madrid Protocol là hiệp định có liên quan tới đăng ký nhãn hiệu thương mại quốc tế. Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 12 năm 1996 và Thụy Điển công bố sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ thương mại. Hiệp định này cũng cho phép công dân và thương gia của các nước thành viên gửi đơn cho Internaltional Bureau, WIPO (Tổ chức quyền sở hữu trí tuệ thế giới) ở Geneva, thông qua văn phòng cấp nhãn hiệu thương mại quốc gia về việc đăng ký nhãn hiệu thương mại quốc tế.

Bằng sáng chế

Bằng sáng chế được lập ra để bảo vệ tính độc quyền của các sáng chế. Nói cách khác, bằng sáng chế là việc bảo vệ các phát minh sáng kiến. Chỉ có những sản phẩm và công nghệ có tính cách kỹ thuật mới được xem như là những sáng chế. Để có được bằng sáng chế, các phát minh phải tuyệt đối mới, nghĩa là chúng chưa từng được trình bày ở bất cứ nơi nào trên thế giới trước đó. Phát minh còn phải có ích về phương diện kỹ thuật và phải có một mức độ sáng tạo nào đó. Thời hạn bảo hộ của một bằng sáng chế có thể kéo dài đến 20 năm. Người phát minh phải đóng lệ phí hàng năm và qua đó có thể lựa chọn để tiếp tục hoặc ngừng bảo hộ.

Ngoài Luật bản hộ bằng sáng chế của Thụy Điển còn có cả hệ thống bằng sáng chế quốc tế và châu Âu trên cơ sở các hiệp ước. Hiệp ước hợp tác bằng sáng chế (PCT) được trên 100 nước ký kết, trong đó có Thụy Điển. Như vậy lãnh thổ Thụy Điển có thể giải quyết việc xin bảo hộ hoặc đăng ký bằng sáng chế tại bất kỳ quốc gia nào đã ký các hiệp ước này. Sự bảo vệ bằng sáng chế có nghĩa là được độc quyền nhập vào Thụy Điển, sản xuất và bán sản phẩm ở Thụy Điển. Nếu vị phạm bằng sáng chế có thể phải bồi thường hoặc bị khởi tố trước tòa.

Quyền tác giả

Quyền tác giả là sự bảo vệ việc sáng tạo nghệ thuật. Một tác phẩm thể hiện một mức độ sáng tạo nào đó đương nhiên sẽ được bảo vệ bởi quyền tác giả. Tác phẩm đó có thể có giá trị văn chương, kịch, âm nhạc hoặc nghệ thuật. Thủ tục đăng ký quyền tác giả là không cần thiết, thậm chí không có thủ tục này ở Thụy Điển. Quyền tác giả bao gồm độc quyền xuất bản và tái xuất bản tác phẩm, hoặc kịch bản của nó hoặc quyền trình bày nó trước công chúng. Sự xúc phạm hoặc xâm phạm tính nguyên bản và những quyền lợi cá nhân của người nghệ sĩ bị ngăn cấm. Tác quyền có hiệu lực cho đến 50 năm sau khi người nghệ sĩ qua đời.

Nhiều đoàn thể được thành lập với mục đích bảo vệ quyền lợi của các nhà xuất bản và nghệ sĩ đối với vấn đề bản quyền. Những đoàn thể này hỗ trợ trong việc bảo vệ đầu tư vào các tác phẩm nghệ thuật được xuất khẩu sang Thụy Điển.

Quyền tác giả có thể tồn tại song song với nhãn hiệu thương mại hoặc là sự mở rộng của nhãn hiệu thương mại. Ví dụ, một bức hình hoặc một đoạn văn được sử dụng trên một bao bì có thể được bảo vệ về quyền tác giả.

Thụy Điển đã ký nhiều hiệp ước đa phương về bảo vệ quyền tác giả bao gồm Hiệp ước Berne 1971 và hiệp ước Rome 1961. Luật pháp Thụy Điển cũng bảo vệ quyền xuất bản từ một số nước khác.

Kiểu dáng công nghiệp

Là nước ký hiệp định TRIPS, Thụy Điển cam kết tự bảo vệ các kiểu dáng công nghiệp được tạo độc lập mới hoặc độc đáo. Việc bảo vệ kiểu dáng là sự bảo vệ vẻ bên ngoài và kiểu dáng của hàng hóa. Việc bảo vệ mẫu mã của hàng hóa không bao gồm việc bảo vệ chức năng của sản phẩm dưới bất kỳ hình thức nào. Việc bảo vệ cũng phải dựa trên việc đăng ký và thủ tục đăng ký cũng giống như thủ tục đăng ký bằng sáng chế. Kiểu mẫu phải mới mẻ hoàn toàn. Mẫu mã muốn đăng ký phải có một độ sáng tạo nhất định và không được giống mẫu mã kiểu dáng hiện có. Thời hạn hiệu lực cho một mẫu mã kiểu dáng công nghiệp đăng ký kéo dài tối đa là 15 năm và cứ mỗi năm phải lập thủ tục đăng ký lại.


Một số quy định nhập khẩu vào thị trường Latvia

Môi trường kinh doanh ở Latvia nói chung là thân thiện với các công ty nước ngoài. Không có kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, hoặc việc sử dụng và chuyển đổi ngoại tệ. Chính phủ Latvia đã thông qua pháp luật hiện đại thiết lập quyền sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế và nhãn hiệu hàng hoá và các phương tiện để thực thi bảo vệ quyền lợi của họ.

Tiếng Anh là ngôn ngữ được lựa chọn trong chính phủ và doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh của Latvia được đánh giá là tốt nhất trong các nước ở Trung và Đông Âu. Hệ thống pháp luật, cơ cấu thuế, thương mại và các quy định khác đã được sửa đổi để hài hoà với tiêu chuẩn của EU. Hầu hết các chỉ thị của EU đã được tích hợp vào hệ thống pháp luật của Latvia. Latvia gia nhập EU và NATO vào năm 2004.

Chứng từ nhập khẩu

Chứng từ nhập khẩu tại Latvia được quy định theo luật pháp của Liên minh Châu Âu. Dưới đây là thông tin về một số chứng từ thương mại để giúp doanh nghiệp nắm rõ hơn về quá trình giao và nhận hàng.

Hoá đơn thương mại

Hóa đơn thương mại thể hiện những nội dung sau:

  • Tổng giá trị hóa đơn và tiền thanh toán: Số lượng tương đương phải được thể hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi ra Euro hoặc hợp pháp khác tại Latvia.
  • Các điều khoản thanh toán (phương pháp và thời điểm thanh toán, giảm giá...)
  • Các điều kiện giao hàng theo Incoterm thích hợp
  • Phương tiện vận tải

Hoá đơn thương mại phải được chuẩn bị bởi nhà xuất khẩu theo thông lệ kinh doanh tiêu chuẩn và phải được nộp bản gốc cùng với ít nhất một bản sao. Nói chung, không yêu cầu các hóa đơn được ký kết nhưng trong thực tế, cả hai bản gốc và bản sao hoá đơn thương mại thường được ký. Hoá đơn thương mại có thể được chuẩn bị bằng bất kỳ ngôn ngữ nào. Tuy nhiên, nên có một bản dịch hóa đơn thương mại sang tiếng Anh.

Tờ khai giá trị hải quan

Tờ khai giá trị hải quan phải được xuất trình cho cơ quan hải quan nếu giá trị của hàng hoá nhập khẩu vượt quá 10,000€. Tờ khai giá trị hải quan phải được lập phù hợp với mẫu DV1. Mẫu này phải được trình bày cùng với các tài liệu hành chính riêng biệt (SAD). Mục đích chính của yêu cầu này là đánh giá giá trị của các giao dịch để xác định giá trị hải quan (giá trị tính thuế).

Giá trị hải quan tương ứng với giá trị của hàng hoá bao gồm tất cả các chi phí phát sinh (ví dụ: giá thương mại, vận tải, bảo hiểm) cho đến điểm đến đầu tiên trong Liên minh châu Âu. Phương pháp thông thường để thiết lập giá trị hải quan là sử dụng giá trị giao dịch (giá trả hoặc phải trả cho các hàng hóa nhập khẩu).

Trong một số trường hợp giá trị giao dịch của hàng hoá nhập khẩu có thể bị điều chỉnh, trong đó có việc bổ sung hay các khoản khấu trừ.

Tài liệu vận chuyển

Tùy thuộc vào phương tiện vận tải sử dụng, các tài liệu sau đây phải được điền đầy đủ và trình bày với cơ quan hải quan của các nước thành viên của EU bao gồm: Vận đơn (B/L), Vận đơn đường bộ (CMR), Vận đơn hàng không (AWB), Vận đơn đường sắt (CIM), ATA Carnet, TIR Carnet.

Bảng kê hàng hóa (P/L)

Là bảng kê các hàng hóa đầu vào cần thiết cho thủ tục hải quan và kèm theo hoá đơn thương mại và các chứng từ vận tải. Bảng kê hàng hóa thường bao gồm các thông tin:

  • Nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và các công ty vận tải
  • Ngày phát hành
  • Số hóa đơn vận chuyển hàng hóa
  • Loại bao bì (trống, thùng, thùng carton, hộp, thùng, túi xách…)
  • Số gói - Nội dung của từng gói (mô tả hàng hóa và số lượng các mặt hàng cho mỗi gói)
  • Mã hiệu và số
  • Trọng lượng tịnh, trọng lượng và đo lường của các gói.

Tài liệu hành chính riêng biệt (SAD)

Tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Latvia phải được khai báo với cơ quan hải quan của Latvia bằng cách sử dụng tài liệu hành chính riêng biệt (SAD), được quy định tại Luật Hải quan. Tờ khai phải được lập bằng một trong những ngôn ngữ chính thức của EU, được chấp nhận bởi cơ quan hải của Latvia là nơi các thủ tục được thực hiện.

FCA - Giao cho người vận tải

Thuật ngữ này có thể được sử dụng cho bất kỳ phương thức vận tải, bao gồm cả vận tải đa phương. “Nhà vận chuyển” có nghĩa là bất kỳ người nào, trong một hợp đồng vận chuyển, cam kết thực hiện hoặc đem lại hiệu quả hoạt động vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ, đường biển, hàng không, đường thủy nội địa hoặc kết hợp các phương thức như vậy. Nếu người mua chỉ thị cho người bán giao hàng cho một người, ví dụ như một công ty vận tải mà không phải là một “nhà vận chuyển”, người bán được coi là đã hoàn thành nghĩa vụ của mình cung cấp hàng hóa họ đang có trong sự giám hộ của người đó.

Các mặt hàng cấm nhập khẩu

EU (trong đó có Latvia) cấm nhập khẩu các sản phẩm sau: bia sản xuất từ chất hoạt hóa, gelatin, gia cầm được xử lý bằng các chất chống vi khuẩn, các sản phẩm thịt có nguy cơ gây rủi ro.

Các mặt hàng hạn chế nhập khẩu

Những mặt hàng sau đây bị hạn chế nhập khẩu (tức là khi nhập khẩu cần phải có giấy phép) vào EU (trong đó có Latvia):

  • Động vật, chim hoặc các loại động vật sống khác
  • Thịt sống hoặc xác động vật
  • Ong và mật ong
  • Chim;
  • Trứng, chim chóc và các loại tương tự;
  • Phôi, động vật, chim chóc...
  • Cá và các sản phẩm từ cá
  • Côn trùng
  • Một số sản phẩm quy định trong Hiệp định thương mại quốc tế về một số loại động thực vật quý hiếm (CITIES) ví dụ như: ngà voi, đồi mồi, san hô, da bò sát, gỗ từ rừng Amazon được bảo vệ….
  • Động vật thân mềm
  • Trứng (Ova) động vật
  • Thực vật, thực vật sống, hoặc bị chặt, bao gồm cả hạt của cây
  • Gia cầm
  • Sản phẩm từ cá voi…
  • Vũ khí và đạn dược
  • Thiết bị quân sự
  • Vật liệu gây nguy hại
  • Nguyên liệu sản xuất vũ khí sinh học
  • Sản phẩm tác động đến tâm thần
  • Sản phẩm nguyên tử
  • Quặng uranium

Hệ thống bán lẻ của Latvia

Hiện Latvia có tổng số khoảng 3.851 cửa hàng bán lẻ, trong đó:

  • Cửa hàng tiện lợi: 474
  • Cửa hàng tại trạm xăng dầu: 373
  • Cửa hàng tạp hóa (diện tích dưới 100m2): 2.231
  • Siêu thị nhỏ (diện tích từ 100-400m2): 488
  • Siêu thị (diện tích từ 400-1.000m2): 274
  • Siêu thị lớn (diện tích từ 1.000-2.500m2): 37
  • Đại siêu thị (diện tích trên 2.500m2): 24

Rimi, Maxima, và Prisma là ba thương hiệu thuộc sở hữu nước ngoài gần như độc chiếm phân khúc đại siêu thị và sở hữu nhiều siêu thị lớn khác tại Latvia. Rimi thuộc sở hữu của tập đoàn ICA, Thụy Điển, vào Latvia từ năm 1996, cho đến nay đã mở gần 120 siêu thị và đại siêu thị tại 27 thành phố của Latvia với doanh thu năm lên đến gần 800 triệu Euro. Maxima thuộc sở hữu của doanh nghiệp Litva, vào Latvia từ năm 2001 và hiện sở hữu gần 150 siêu thị và đại siêu thị tại Latvia với doanh thu gần 700 triệu Euro/năm. Prisma thuộc sở hữu của tập đoàn S của Phần Lan, mở đại siêu thị đầu tiên tại Latvia vào năm 2006, với doanh thu khoảng hơn 50 triệu Euro/năm.

Các thương hiệu bán lẻ khác như Top, Sky, Mego, Baltstor, Last, Aibe, Beta, Depo, Elvi... thuộc sở hữu của các doanh nghiệp trong nước.

Doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với các tập đoàn/doanh nghiệp bán lẻ của Latvia để chào hàng. Thông tin chi tiết, xin truy cập các trang web sau:

  • Rimi: http://www.rimi.lv
  • Maxima: http://www.maxima.lv
  • Sky: http://sky.lv/en/
  • Mego: http://www.mego.lv
  • Baltstor: http://www.baltstor.lv
  • Last: http://www.latts.lv/lv/
  • Aibe: http://www.aibe.lv
  • Elvi: http://elvi.lv

Thông tin cơ bản về Thuỵ Điển

Tên đầy đủ
Vương quốc Thụy Điển (Kingdom of Sweden)
Vị trí địa lý
Thuộc Bắc Âu, nằm trên bán đảo Scandinavia, Tây và Bắc giáp Na Uy, Đông giáp Phần Lan, Nam giáp biển Baltic và Đan Mạch
Diện tích
450.295km2, trong đó diện tích đất: 410.335km2, diện tích nước: 39.960km2
Dân số
10.302.984 (tháng 8/2019)
  • Cấu trúc dân số: 0-14 tuổi: 17,54%, 15-24 tuổi: 11,06%, 25-54 tuổi: 39,37%, 55-64 tuổi: 11,67%, Trên 65 tuổi: 20,37%
  • Tỷ lệ tăng dân số: 0,8% (2018)
Thủ đô
Stockholm, còn được gọi là thủ đô Bắc Âu
Ngày Quốc khánh
6/6 (1983). Từ 1916-1982 ngày này ngày cờ Thụy Điển
Ngày độc lập
6/6/1523
Đơn vị tiền tệ
Swedish Krona (SEK)
Tài nguyên thiên nhiên
quặng sắt, đồng, chì, kẽm, vàng, bạc, vonfram, uranium, thạch tín, fenspat, gỗ xây dựng, nguồn nước làm thủy điện
Dân tộc
Dân bản xứ Swedes: 80,9%, Syrian: 1,8%, Finnish: 1,4%, Iraqi: 1,4%, dân tộc khác: 14,5%
Tôn giáo
Đạo Tin lành dòng Lu-thơ 60,2%, và các tôn giáo khác
Hệ thống pháp luật
Hệ thống luật dân sự Châu Âu lục địa
GDP
551,14 tỷ USD (2018)
GDP bình quân
53,873 (2018)
GDP theo ngành
Nông nghiệp: 1,6%, Công nghiệp: 33%, Dịch vụ: 65,4%
Lực lượng lao động
5.361 triệu
Lao động theo lĩnh vực
nông nghiệp: 1,1%, công nghiệp: 28,2%, dịch vụ: 70,7%
Sản phẩm nông nghiệp
Lúa mỳ, lúa mạch, đường từ củ cải đường, thịt, sữa
Sản phẩm công nghiệp
Sắt thép, thiết bị có độ chính xác cao (vòng bi, các bộ phận của điện thoại, radio, thiết bị đo lường), giấy và sản phẩm từ giấy, thực phẩm chế biến, mô tô
Xuất khẩu
165,93 tỷ USD (2018)
Mặt hàng xuất khẩu
Máy móc, phương triện vận chuyển, giấy, dược phẩm, đồ gỗ...
Đối tác xuất khẩu chính
Đức 10,6%, Nauy 10,4%, Phần Lan 6,9%, Đan Mạch 6,9%, Hoa Kỳ 6,4% (2018)
Nhập khẩu
170,15 tỷ USD (2018)
Mặt hàng nhập khẩu
Máy móc, nhiên liệu khoáng sản, thiết bị điện tử, phương tiện vận chuyển, sản phẩm nhựa, sắt, thép...
Đối tác nhập khẩu
Đức 17,9%, Hà Lan 9,4%, Nauy 8,6%, Đan Mạch 7,1%, Anh 5,0% (2018)
Tỷ lệ lạm phát
2,0% (2018)
Tỷ lệ thất nghiệp
6,3% (2018)
Các tổ chức quốc tế
AFDB, ASDB, Nhóm Australia, BIS, CBSS, CE, CERN, EAPC, EBRD, EIB, ESA, EU, FAO, G6, G9, G10, IADB, IAEA, IBRD, ICAO, ICC, ICCT, ICFTU, ICRM, IDA, IEA, IFAD, IFC, IFRCS, IHO, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, IOM, ISO, ITU, MIGA, MONUC, NAM (khách mời), NC, NEA, NIB, NSG, OAS (quan sát viên), OECD, OPCW, OSCE, Paris Club, PCA, PFP, UN, UNAMSIL, UNCTAD, UNESCO, UNHCR, UNIDO, UNITAR, UNMEE, UNMIK, UNMIL, UNMISET, UNMOGIP, UNOMIG, UNTSO, UPU, WCO, WEU (quan sát viên), WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTO, ZC.
Thông tin chung về Thụy Điển www.sweden.se

Hội chợ triển lãm

Hội chợ Đồ nội thất và ánh sáng (Stockholm Furniture & Light Fair International)

Triển lãm đồ nội thất và ánh sáng dùng trong dân dụng công nghiệp được tổ chức 1 năm một lần.

Thời gian
4-8/2/2020
Địa điểm
Trung tâm hội chợ quốc tế Stockholm

Doanh nghiệp quan tâm xin liên hệ Ban tổ chức hội chợ:

Tel
+46 8 749 41 00
Fax
+46 8 99 20 44
E-mail
info@stockholmsmassan.se
Website
www.eventseye.com/fairs/f-stockholm-furniture-light-fair-16926-1.html

Hội chợ Formex

Hội chợ Formex là hội chợ lớn nhất khu vực Bắc Âu, chuyên về hàng nội thất, trang trí, thiết kế, thời trang, thủ công mỹ nghệ, đồ chơi, đồ trẻ em...

Thời gian
14-17/1/2020
Địa điểm
Trung tâm hội chợ quốc tế Stockholm

Doanh nghiệp quan tâm xin liên hệ Ban tổ chức hội chợ:

Tel
+46 8 749 41 00
Fax
+46 8 99 20 44
E-mail
info@stockholmsmassan.se
Website
https://www.formex.se/

Hội hàng nội thất và quà tặng khu vực Bắc Âu

Hội chợ hàng nội thất và quà tặng khu vực Bắc Âu được tổ chức 2 lần 1 năm.

Thời gian
30/1-2/2/2020
Địa điểm
Trung tâm triển lãm Herning, Đan Mạch

Doanh nghiệp quan tâm xin liên hệ Ban tổ chức hội chợ:

Tel
+45 99 26 99 26
Fax
+45 99 26 99 00
E-mail
mch@messecenter.dk
Website
https://www.eventseye.com/fairs/f-formland-9168-1.html

Hội Thiết kế nội thất Na Uy

Hội chợ Thiết kế nội thất được tổ chức 2 lần 1 năm. Hội chợ lần thứ hai năm 2020 dự kiến được tổ chức vào tháng 8/2020.

Thời gian
22-24/1/2020
Địa điểm
Trung tâm Thương mại Norway, Na Uy

Doanh nghiệp quan tâm xin liên hệ Ban tổ chức hội chợ:

Tel
+47 66 93 91 00
Fax
+47 66 93 91 01
E-mail
nv@messe.no
Website
https://www.eventseye.com/fairs/f-oslo-design-fair-8934-1.html

Hội chợ thời trang quốc tế Copenhagen

Hội chợ thời trang quốc tế Copenhagen được tổ chức 2 lần 1 năm. Hội chợ lần thứ hai năm 2020 dự kiến được tổ chức vào tháng 8/2020.

Thời gian
29-31/1/2020
Địa điểm
Trung tâm Bella, Copenhagen, Đan Mạch

Doanh nghiệp quan tâm xin liên hệ Ban tổ chức hội chợ:

Tel
+45 32 52 88 11
Fax
+45 32 51 96 36
E-mail
bc@bellacenter.dk
Website
https://www.eventseye.com/fairs/f-ciff-copenhagen-international-fashion-fair-10444-1.html

Địa chỉ hữu ích

  1. Thông tin về đầu tư của Thụy Điển www.investsweden.se
  2. Số liệu thống kê của Thụy Điển www.scb.se/en/
  3. Thông tin về Hiệp hội của Thụy Điển www.agenturforetagen.se/en/
  4. Tìm kiếm đối tác tại Thụy Điển www.tradepartnerssweden.se/en/
  5. Cơ sở dữ liệu doanh nghiệp EU www.europages.com
  6. Cơ sở dữ liệu của 65 nước trong đó có các nước Bắc Âu www.kompass.com
  7. Hỗ trợ các nước đang phát triển xuất khẩu vào Thụy Điển www.opentradegate.se
  8. Cơ quan hỗ trợ xuất khẩu của Thụy Điển www.swedishtrade.se
  9. Thông tin về hội chợ triển lãm tại Stockholm www.stockholmsmassan.se/?sc_lang=en
  10. Thông tin về hội chợ triển lãm tại Thụy Điển en.svenskamassan.se/